Dạy học lấy trẻ làm trung tâm thông qua hoạt động khám phá khoa học
Chủ nhật - 31/12/2023 15:04
Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động khám phá khoa học ở lớp mẫu giáo đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức cơ bản ban đầu cho trẻ trước khi vào trường tiểu học
Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động khám phá khoa học ở lớp mẫu giáo đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức cơ bản ban đầu cho trẻ trước khi vào trường tiểu học. Việc dạy cho trẻ nắm chắc các kiến thức sơ đẳng, những biểu tượng đơn giản, chính xác, cần thiết về sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ. Từ đó hình thành hệ thống hóa kiến thức một cách chính xác, khoa học. Qua môn học giúp trẻ phát triển những kỹ năng nhận thức, kỹ năng xã hội, khả năng tìm tòi, quan sát, phân nhóm, phân loại, phán đoán và giải quyết vấn đề, chuyền tải ý kiến của mình và đưa ra kết luận về các sự vật hiện tượng đã quan sát, tiếp xúc. Qua đó, hiểu biết của trẻ về đối tượng được củng cố và chính xác hơn, ngôn ngữ được phát triển. Trên cơ sở đó hình thành cho trẻ thái độ sống tích cực trong môi trường, trong đó mục tiêu phát triển kỹ năng là mục tiêu cơ bản. Để đạt được các mục tiêu trên không chỉ phụ thuộc vào việc xây dựng hệ thống các biểu tượng về thế giới xung quanh cần hình thành cho trẻ mà còn phụ thuộc vào phương pháp, biện pháp tổ chức các hoạt động. Tuy nhiên, qua thực tết giảng dạy, tôi thấy việc cho trẻ khám phá khoa học vẫn còn nhiều hạn chế, thể hiện rõ nhất là việc ôm đồm quá nhiều nội dung khám phá trong một hình thức tổ chức, phương pháp dạy còn gò bó, chưa linh hoạt, sáng tạo... Trong quá trình cho trẻ khám phá khoa học, giáo viên phải là người hướng dẫn, giúp đỡ trẻ, làm thế nào để trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, thoải mái, không gò bó mà vẫn đạt được kiến thức, kỹ năng của hoạt động, đồng thời phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Chính vì vậy giáo viên phải tìm tòi, khám phá, nghiên cứu đề tài, những kiến thức, nội dung cần mang đến cho trẻ, sao cho trẻ cảm thấy đơn giản, gần gũi mà lại dễ hiểu, như vậy giờ học mới hiệu quả. Nhưng để đạt được hiệu quả thì giáo viên phải tìm ra phương pháp sáng tạo giúp trẻ tiếp thu một cách dễ dàng hơn, qua đó để trẻ được hoạt động một cách hứng thú.
Sau đây là một số hình ảnh về tiết dạy khám phá khoa học lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non Pú Hồng