CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON PÚ HỒNG
- Thứ sáu - 05/11/2021 17:08
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trường mầm non Pú Hồng luôn đề cao công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non
Như chúng ta đã biết vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay trong xã hội và nhất là một trong những tiêu chí hàng đầu để đánh giá xếp loại trường mầm non. Ngành giáo dục luôn nhấn mạnh và yêu cầu các trường học, đặc biệt đối với các trường mầm non có trách nhiệm lớn trong việc đảm bảo an toàn cho trẻ. Vì công việc VSATTP có liên quan đến tổ chức ăn tập thể cho đông đảo lực lượng cán bộ, giáo viên và trẻ em mầm non. Cơ sở giáo dục mầm non là nơi tập trung đông trẻ, bản thân trẻ còn non ớt, chưa chủ động ý thức về dinh dưỡng đầy đủ và nếu bị ngộ độc thực phẩm trong cơ sở giáo dục mầm non thì hậu quả sẽ rất lớn.
Công tác đảm bảo vệ sinh ATTP luôn được nhà trường đặt lên hàng đầu. Là một trường có tỷ lệ trẻ ăn bán trú 100%. Mỗi ngày trẻ được ăn 2 bữa tại trường, với thực đơn được thay đổi hàng ngày để bảo đảm sự phong phú và đủ chất dinh dưỡng theo yêu cầu. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh ATTP cho trẻ, nhà trường đã đầu tư vào hệ thống nhà bếp. Đội ngũ nhân viên nhà bếp cũng như giáo viên của trường thường xuyên được tập huấn kiến thức, kỹ năng để đảm bảo vệ sinh ATTP trong các bữa ăn. Nhà trường tăng cường hơn công tác vệ sinh cho trẻ, đặc biệt là đảm bảo vệ sinh ATTP. Không chỉ thực phẩm đảm bảo an toàn, việc chế biến thức ăn, quá trình bảo quản thực phẩm đều phải tuân thủ theo quy trình bếp 1 chiều từ khâu sơ chế, đến khâu chia thức ăn. Nhà trường thường xuyên tổ chức tổng vệ sinh từ khu vực bếp đến phòng học; theo dõi sức khỏe của trẻ, đồng thời trực tiếp tuyên truyền, trao đổi với phụ huynh để cùng giữ vệ sinh, bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
Để đảm bảo nguồn gốc thực phẩm rõ ràng, nhà trường đã ký kết hợp đồng ràng buộc trách nhiệm với các đơn vị cung cấp thực phẩm tươi sạch, có uy tín, đảm bảo chất lượng; có lưu mẫu thức ăn trong vòng 24 giờ; Đội ngũ nhân viên nhà bếp, giáo viên trực tiếp nấu ăn đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh ATTP và được khám sức khỏe định kỳ; Đưa kiến thức về dinh dưỡng, vệ sinh ATTP lồng ghép tuyên truyền cho các bậc cha mẹ ở các lớp như: Treo tranh ảnh, áp-phích về vệ sinh ATTP tại các bảng tin, góc tuyên truyền của nhà trường.…
Tại các điểm trường không có nhân viên hoặc giáo viên làm công tác nấu ăn mà nhờ phụ huynh đến nấu giúp thì giáo viên hướng dẫn phụ huynh cách rửa, chế biến thực phẩm, nấu ăn, bảo quản thực phẩm, bảo quản thức ăn sau khi nấu xong, cách chia thức ăn cho trẻ sao cho đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm… từ đó giúp cho phụ huynh hiểu được sự quan trọng của việc vệ sinh ATTP tại trường, để phụ huynh học sinh cùng có trách nhiệm quan tâm đến sức khỏe của trẻ.
Công tác đảm bảo vệ sinh ATTP luôn được nhà trường đặt lên hàng đầu. Là một trường có tỷ lệ trẻ ăn bán trú 100%. Mỗi ngày trẻ được ăn 2 bữa tại trường, với thực đơn được thay đổi hàng ngày để bảo đảm sự phong phú và đủ chất dinh dưỡng theo yêu cầu. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh ATTP cho trẻ, nhà trường đã đầu tư vào hệ thống nhà bếp. Đội ngũ nhân viên nhà bếp cũng như giáo viên của trường thường xuyên được tập huấn kiến thức, kỹ năng để đảm bảo vệ sinh ATTP trong các bữa ăn. Nhà trường tăng cường hơn công tác vệ sinh cho trẻ, đặc biệt là đảm bảo vệ sinh ATTP. Không chỉ thực phẩm đảm bảo an toàn, việc chế biến thức ăn, quá trình bảo quản thực phẩm đều phải tuân thủ theo quy trình bếp 1 chiều từ khâu sơ chế, đến khâu chia thức ăn. Nhà trường thường xuyên tổ chức tổng vệ sinh từ khu vực bếp đến phòng học; theo dõi sức khỏe của trẻ, đồng thời trực tiếp tuyên truyền, trao đổi với phụ huynh để cùng giữ vệ sinh, bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
Để đảm bảo nguồn gốc thực phẩm rõ ràng, nhà trường đã ký kết hợp đồng ràng buộc trách nhiệm với các đơn vị cung cấp thực phẩm tươi sạch, có uy tín, đảm bảo chất lượng; có lưu mẫu thức ăn trong vòng 24 giờ; Đội ngũ nhân viên nhà bếp, giáo viên trực tiếp nấu ăn đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh ATTP và được khám sức khỏe định kỳ; Đưa kiến thức về dinh dưỡng, vệ sinh ATTP lồng ghép tuyên truyền cho các bậc cha mẹ ở các lớp như: Treo tranh ảnh, áp-phích về vệ sinh ATTP tại các bảng tin, góc tuyên truyền của nhà trường.…
Tại các điểm trường không có nhân viên hoặc giáo viên làm công tác nấu ăn mà nhờ phụ huynh đến nấu giúp thì giáo viên hướng dẫn phụ huynh cách rửa, chế biến thực phẩm, nấu ăn, bảo quản thực phẩm, bảo quản thức ăn sau khi nấu xong, cách chia thức ăn cho trẻ sao cho đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm… từ đó giúp cho phụ huynh hiểu được sự quan trọng của việc vệ sinh ATTP tại trường, để phụ huynh học sinh cùng có trách nhiệm quan tâm đến sức khỏe của trẻ.