CÔNG TÁC RÈN NỀ NẾP, THÓI QUEN BAN ĐẦU CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON PÚ HỒNG
- Thứ hai - 30/09/2024 16:59
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trong các công tác đầu năm thì việc ổn định sĩ số, rèn nề nếp thói quen cho trẻ là việc làm vô cùng quan trọng. Việc rèn luyện nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ nhằm hình thành cho trẻ những cơ sở đầu tiên về giáo dục nhân cách và phát triển toàn diện là nhiệm vụ luôn được đặt lên hàng đầu của các cô giáo Trường mầm non Pú Hồng.
Trong các công tác đầu năm thì việc ổn định sĩ số, rèn nề nếp thói quen cho trẻ là việc làm vô cùng quan trọng. Việc rèn luyện nề nếp, thói quen ban đầu cho trẻ nhằm hình thành cho trẻ những cơ sở đầu tiên về giáo dục nhân cách và phát triển toàn diện là nhiệm vụ luôn được đặt lên hàng đầu của các cô giáo Trường mầm non Pú Hồng.
Đặc thù riêng của lớp mầm non trong công tác đầu năm là cho trẻ làm quen, giao lưu với cô giáo và các bạn, trong đó việc rèn nề nếp thói quen, ý thức lao động tự phục vụ, nhận biết đồ dùng cá nhân như: khăn, cốc, tủ ba lô, giá để dép... cho các con là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Bên cạnh đó, việc dạy các con những nội quy - quy định ở các góc chơi, các khu vực chơi cũng được chú trọng.
Để giúp trẻ có một nề nếp, thói quen tốt đối với bản thân trẻ, với môi trường và các hoạt động tập thể, các cô giáo đã tích cực tổ chức các hoạt động giáo dục, rèn nề nếp cho trẻ theo nội dung kế hoạch của từng nhóm lớp mình phụ trách đối với từng hoạt động
Đầu tiên, để giúp các con có cảm giác an toàn, thân thiện khi đến lớp các cô giáo đã quan tâm đến việc sắp xếp chỗ ngồi hợp lý:
Các cô giáo đã quan sát và tìm hiểu tính cách của trẻ, xem trẻ thích gì, mong muốn điều gì. Sau khi đã nắm được đặc điểm của từng trẻ, các cô đã sắp xếp chỗ ngồi cho trẻ phù hợp để tác động vào trật tự lớp học. Trẻ nhút nhát xếp ngồi cạnh các trẻ nhanh nhẹn, mạnh dạn; trẻ tiếp thu khá ngồi cạnh những trẻ chậm hơn; trẻ hiếu động, hay nói chuyện ngồi cạnh các bạn ngoan. Việc xếp đặt chỗ ngồi hợp lý giúp cô giáo dễ quan sát và kiểm soát được nề nếp, trẻ cũng hoàn thiện theo hướng tích cực.
Uốn nắn nề nếp cho trẻ mầm non qua các hoạt động:
Các cô đã bắt đầu rèn nề nếp cho trẻ từ đơn giản nhưng cần thiết như cách đi đứng, cách chào hỏi, cách xưng hô, cách trả lời. Hàng ngày, trẻ đến lớp được tham gia vào các hoạt động như: Học tập, vui chơi, giờ ăn, giờ ngủ, vệ sinh cá nhân, giờ đón trẻ, giờ trả trẻ. Mọi sinh hoạt đều diễn ra trên một ngày, những hình thức tổ chức của cô giáo tuy khác nhau nhưng ở đây trẻ đều được rèn luyện những nề nếp thói quen tốt. Với các hoạt động hàng ngày các cô đã khéo léo lồng ghép, rèn luyện cho trẻ những thói quen tốt như:
- Giờ học: Trẻ nghe cô giảng, không nói chuyện riêng, hăng hái phát biểu khi học. Thông qua các bài thơ, bài hát, bài học, câu chuyện kể, cô giáo lồng ghép những thói quen và các nề nếp sinh hoạt nên làm và không nên làm để giúp trẻ hoàn thiện mình và ngoan ngoãn hơn.
- Giờ chơi: Trẻ đoàn kết, biết nhường nhịn khi cùng chơi, có ý thức bảo quản và giữ gìn đồ chơi.
- Giờ ăn: Trẻ ăn ngon miệng, hết suất ăn, không làm rơi vãi hay nói chuyện khi ăn, biết rửa mặt và rửa tay trước sau khi ăn.
- Giờ ngủ: Ngủ đủ giờ, ngủ ngoan, đủ giấc, không nói chuyện hay trêu chọc bạn trong khi ngủ.
- Vệ sinh sạch sẽ: Trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể; quần áo gọn gàng, sạch sẽ; biết đi vệ sinh...
Mới bước vào năm học không lâu nhưng nề nếp, thói quen tốt của các con đã dần được hình thành. Với phương châm “Học bằng chơi, chơi mà học”, các cô giáo đã khéo léo đưa trẻ vào khuôn khổ một cách tự nhiên khiến các con luôn thoải mái, vui vẻ khi đến trường, đến lớp.
Đặc thù riêng của lớp mầm non trong công tác đầu năm là cho trẻ làm quen, giao lưu với cô giáo và các bạn, trong đó việc rèn nề nếp thói quen, ý thức lao động tự phục vụ, nhận biết đồ dùng cá nhân như: khăn, cốc, tủ ba lô, giá để dép... cho các con là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Bên cạnh đó, việc dạy các con những nội quy - quy định ở các góc chơi, các khu vực chơi cũng được chú trọng.
Để giúp trẻ có một nề nếp, thói quen tốt đối với bản thân trẻ, với môi trường và các hoạt động tập thể, các cô giáo đã tích cực tổ chức các hoạt động giáo dục, rèn nề nếp cho trẻ theo nội dung kế hoạch của từng nhóm lớp mình phụ trách đối với từng hoạt động
Đầu tiên, để giúp các con có cảm giác an toàn, thân thiện khi đến lớp các cô giáo đã quan tâm đến việc sắp xếp chỗ ngồi hợp lý:
Các cô giáo đã quan sát và tìm hiểu tính cách của trẻ, xem trẻ thích gì, mong muốn điều gì. Sau khi đã nắm được đặc điểm của từng trẻ, các cô đã sắp xếp chỗ ngồi cho trẻ phù hợp để tác động vào trật tự lớp học. Trẻ nhút nhát xếp ngồi cạnh các trẻ nhanh nhẹn, mạnh dạn; trẻ tiếp thu khá ngồi cạnh những trẻ chậm hơn; trẻ hiếu động, hay nói chuyện ngồi cạnh các bạn ngoan. Việc xếp đặt chỗ ngồi hợp lý giúp cô giáo dễ quan sát và kiểm soát được nề nếp, trẻ cũng hoàn thiện theo hướng tích cực.
Uốn nắn nề nếp cho trẻ mầm non qua các hoạt động:
Các cô đã bắt đầu rèn nề nếp cho trẻ từ đơn giản nhưng cần thiết như cách đi đứng, cách chào hỏi, cách xưng hô, cách trả lời. Hàng ngày, trẻ đến lớp được tham gia vào các hoạt động như: Học tập, vui chơi, giờ ăn, giờ ngủ, vệ sinh cá nhân, giờ đón trẻ, giờ trả trẻ. Mọi sinh hoạt đều diễn ra trên một ngày, những hình thức tổ chức của cô giáo tuy khác nhau nhưng ở đây trẻ đều được rèn luyện những nề nếp thói quen tốt. Với các hoạt động hàng ngày các cô đã khéo léo lồng ghép, rèn luyện cho trẻ những thói quen tốt như:
- Giờ học: Trẻ nghe cô giảng, không nói chuyện riêng, hăng hái phát biểu khi học. Thông qua các bài thơ, bài hát, bài học, câu chuyện kể, cô giáo lồng ghép những thói quen và các nề nếp sinh hoạt nên làm và không nên làm để giúp trẻ hoàn thiện mình và ngoan ngoãn hơn.
- Giờ chơi: Trẻ đoàn kết, biết nhường nhịn khi cùng chơi, có ý thức bảo quản và giữ gìn đồ chơi.
- Giờ ăn: Trẻ ăn ngon miệng, hết suất ăn, không làm rơi vãi hay nói chuyện khi ăn, biết rửa mặt và rửa tay trước sau khi ăn.
- Giờ ngủ: Ngủ đủ giờ, ngủ ngoan, đủ giấc, không nói chuyện hay trêu chọc bạn trong khi ngủ.
- Vệ sinh sạch sẽ: Trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể; quần áo gọn gàng, sạch sẽ; biết đi vệ sinh...
Mới bước vào năm học không lâu nhưng nề nếp, thói quen tốt của các con đã dần được hình thành. Với phương châm “Học bằng chơi, chơi mà học”, các cô giáo đã khéo léo đưa trẻ vào khuôn khổ một cách tự nhiên khiến các con luôn thoải mái, vui vẻ khi đến trường, đến lớp.